vu_vantien STAFF LEADER
Tổng số bài gửi : 513 Điểm số : 17611 Ngày tham gia : 28/02/2011 Tuổi : 37 Đến từ : Hà Nội, Việt Nam
| Tiêu đề: Các tiêu chuẩn về bản vẽ (st) 11/8/2011, 6:11 pm | |
| I. Giới thiệu về TCVN và tiêu chuẩn ISO- Tiêu chuẩn là những điều khoản, chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng cho một (hoặc một nhóm) đối tượng nhằm đảm bảo thoả mãn các yêu cầu đã đề ra.- Tiêu chuẩn thường do một tổ chức có đủ khả năng về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ soạn thảo và đề xuất, sau đó phải được một tổ chức cấp cao hơn xét duyệt và công bố. - Mỗi nước đều có hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình. - Mỗi tiêu chuẩn đều mang tính pháp lý kỹ thuật ; mọi cán bộ kỹ thuật phải nghiêm túc áp dụng Ví dụ: TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam GOST Tiêu chuẩn Liên Xô cũ -ISO là tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế nhiều nước tham gia, trong đó có Việt Nam.Một vài thông tin về tiêu chuẩn quôc tế ISO (International Organization for Standardization)-Thành lập từ năm 1946.-Phát triển mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực-Việt Nam đã và đang từng bước áp dụng ISO trong một số lĩnh vực-Các tiêu chuẩn đều được định kỳ xét và bổ xung mới. II.khổ giấy: -Khổ giấy được xác định bởi kích thước mép ngoài của bản vẽ.-TCVN 2-74 quy định khổ giấy cho các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật khác của tất cả ngành công nghiệp và xây dựng.Mỗi bản vẽ phải được vẽ trên một khổ giấy qui định gọi là khổ bản vẽ, là kích thước của tờ giấy sau khi đã xén. TCVN 2-74 quy định những khổ chính trong ngành cơ khí:• Khổ A0 kích thước 1189 x 841 mm còn gọi là khổ 44• Khổ A1 kích thước 594 x 841 mm còn gọi là khổ 24• Khổ A2 kích thước 594 x 420 mm còn gọi là khổ 22•Khổ A3 kích thước 297 x 420 mm còn gọi là khổ 12• Khổ A4 kích thước 297 x 210 mm còn gọi là khổ 11(Trong đó khổ A4 được gọi là khổ đơn vị) * ý nghĩa của ký hiệu khổ: Gồm 2 con số. Số thứ nhất chỉ bội số cạnh dài 297,25mm của khổ đơn vị; số thứ hai chỉ bội số cạnh ngắn 210.25mm. Tích của 2 con số bằng số lượng của khổ đơn vị chứa trong khổ giấy đó. Ngoài ra còn có khổ phụ và khổ đặc biệt, cấu tạo từ khổ đơn vị. III.khung bản vẽ và khung tênMỗi bản vẽ đều phải có khung và khung tênKhung bản vẽ: Vẽ bằng nét liền đậm và được kẻ cách mép tờ giấy 5mm. Khi cần đóng thành tập thì cạnh trái của khung bản vẽ kẻ cách mép trái tờ giấy 25mm.Khung tên: Vẽ bằng nét liền đậm và được đặt ở góc phải, phía dưới của bản vẽ. Cạnh dài của khung tên xác định hướng đường bằng của bản vẽ. Có thể đặt khung tên dọc theo cạnh dài hoặc cạnh ngắn của khổ giấy, riêng khổ A4 phải đặt theo cạnh ngắn.-Vị trí khung tên trong từng khổ giấy:- Cho phép vẽ chung trên một tờ giấy nhiều bản vẽ nhưng mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Hướng của đầu con số kích thước là từ dưới lên trên và từ phải sang trái * Khung tên dùng trong nhà trường có thể dùng mẫu sau:Nội dung ghi trong các ô của khung tên: (1)- “Người vẽ “ (7) - Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết (2)- Họ và tên người vẽ ( - Vật liệu của chi tiết (3)- Ngày vẽ (9) - Tên trường, khoa, lớp(4)- “ Kiểm tra “ (10) - Tỉ lệ bản vẽ (5)- Chữ kí người kiểm tra (11) - Kí hiệu bản vẽ(6)- Ngày hoàn thànhTrong bản vẽ lớn có thể dùng:
IV.Tỉ lệ -Tỉ lệ của bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo được trên vật thể. -Tỉ lệ của bản vẽ được ghi vào ô quyê định trong khung tên (theo phần 1, ô tỉ lệ là ô số 10)Nếu như có một hình biểu diễn không vẽ theo tỉ lệ chung (ghi trong khung tên) thì phải ghi chú riêng tỉ lệ ở góc phải, phía trên hình đó. Trong một bản vẽ kỹ thuật, các hình biểu diễn phải vẽ theo các tỉ lệ do TCVN 3-74 quy định. Cụ thể:- Tỉ lệ nguyên hình : 1:1 - Tỉ lệ thu nhỏ : 1:2 1:2,5 1:4 1:5 1:10 1:15 1:20 …- Tỉ lệ phóng to : 2:1 2,5:1 4:1 5:1 10:1 20:1 40:1 …- Kí hiệu tỉ lệ được ghi ở ô dành riêng trong khung tên của bản vẽ và được viết theo kiểu 1:1 1:2 ; 2:1 v.v… Còn trong những trường hợp khác phải ghi theo kiểu : TL 1:1 ; TL 1:2 ; TL 2:1 ... * Chú ý: Dù bản vẽ vẽ theo tỷ lệ nào thì con số kích thước ghi trên bản vẽ vẫn là giá trị thực, không phụ thuộc vào tỷ lệ.V.Chữ và số ghi trên bản vẽChữ và số viết trên bản vẽ phải rõ ràng, chính xác, không gây nhầm lẫn và được quy định bởi TCVN 6-85.* Khổ chữ: Là chiều cao h của chữ in hoa. Có các loại khổ: 2,5 ; 3,5 ; 5 ; 7; 10 ; 14 ; 20 ; 28 ; 40 ; ... Cho phép dùng khổ > 40 nhưng không được dùng khổ < 2,5. * Có 2 kiểu chữ: Kiểu A và kiểu B. Kiểu A: Bề dầy nét chữ = 1/14h (thẳng đứng hoặc nghiêng 750)Kiểu B: Bề dầy nét chữ = 1/10h (thẳng đứng hoặc nghiêng 750)Một số quy định về sử dụng các loại nét vẽ-Khoảng cách giữa 2 nét song song: δ ≥ Smãx- Khi có 2 hoặc nhiều nét khác loại trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau: Nét thấy -> Nét Khuất -> Nét cắt - Đường tâm -> Đường trọng tâm -> Đường dóng kích thước.-Bề dày của mỗi loại nét vẽ cần thống nhất trọng cùng một bản vẽ/-Tâm của lỗ tròn trên mặt bích tròn được xác định bởi 1 nét cung tròn đồng tâm với vòng tròn mặt bích và 1 nét gạch hướng theo bán kính của vòng tròn đó.VII.Ghi kích thước1. Nguyên tắc chung: Kích thước ghi trên bản vẽ là giá trị kích thước thực của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ bản vẽ. - Đơn vị đo kích thước dài là mm, trên bản vẽ không ghi đơn vị. Trường hợp dùng các đơn vị khác phải có ghi chú rõ ràng. - Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây.” - Mỗi kích thước chỉ ghi một lần, không ghi lặp lại. - Không ghi kích thước ở đường bao khuất.Không dùng đường trục, đường tâm làm đường kích thước.Cho phép viết trên giá ngang cho mọi trường hợp. Con số kthước góc nằm trong “khu vực cấm” bắt buộc phải dóng và viết ra ngoài, trên giá ngang.Ghi kích thước theo chuẩn “0” : Nếu các kích thước liên tiếp nhau xuất phát từ một chuẩn chung thì chọn chuẩn chung đó để ghi kích thước (chuẩn “0”). Chuẩn được xác định bằng một chấm đậm; các đường kích thước chỉ có một mũi tên; con số kích thước được viết ở đầu đường dóng. Hết! Bài viết này chỉ là sự tóm lược ngắn gọn quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ. Là một người kĩ sư giỏi bạn cần nắm chắc kiến thức này. Nội dung bài viết và hình ảnh được sưu tầm một phần,kiến thức dựa trên giáo trình vẽ kĩ thuật Trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên. Xin cảm ơn. | |
|