Biển sâu nơi thiên nhiên còn bao điều kỳ thú giống như những sinh vật mà chúng ta sắp được xem dưới đây.
1. Loài hải tiêu bóng đèn Loài hải tiêu có tên khoa học là “Clavelina Lepadiformis” là loài động vật biển với lớp áo ngoài trong suốt nhìn thấy rõ cả cấu trúc bộ phận bên trong. Chúng có thân hình trụ có thể kéo dài đến 4cm, lớn lên trong mùa đông và sinh sản vào mùa hè. Người ta thường tìm thấy chúng dính với nhau thành từng cụm trên những thân nền như rặng san hô hay đá tảng tại vùng bờ biển Na Uy, Đại Tây Dương, biển Bắc hay Địa Trung Hải.
2. Sâu cây Giáng sinh Đây là loài sâu biển nhỏ có hình dáng như cây thông Giáng sinh thuộc họ nhà Serpulidate với đủ màu sắc khác nhau vô cùng bắt mắt. Chúng phân bố rộng rãi trên khắp các vùng biển nhiệt đới trên thế giới. Do thiếu mất bộ phận phụ để di chuyển hay bơi nên chúng không thể rời khỏi thể nền của mình được. Đây là loài rất nhạy cảm trước những thay đổi dù là nhỏ nhất ngay cả bóng đổ cũng khiến chúng phản ứng tức thì.
3. San hô bong bóng Loài san hô độc đáo này được cấu tạo có hình dáng một chùm bóng nước tuy nhiên chỉ vào ban ngày chúng mới có hình dáng đó vì chúng cần ánh sáng để có thể “căng phồng” như vậy. Đây là một loài rất mỏng manh và nhạy cảm với sự tiếp xúc nên phải hết sức cẩn thận khi xử lý hay thu nhập chúng. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở vùng biển Đỏ, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
4. San hô não Loài san hô này là một dạng polyp đá loại lớn, còn được biết đến với tên san hô miệng núi lửa hay san hô não xếp nếp. Chúng thường có hình dạng số 8 hoặc dạng đồng hồ cát. Vào buổi tối, những chiếc xúc tu dài khoảng 80 mm sẽ thò ra khỏi miệng để bảo vệ cho chúng an toàn. Rất dễ để tìm thấy chúng vì chúng thích gắn cơ thể mình trên những rặng san hô hay vỏ sò.
5. San hô chén Đây là một loài san hô tuyệt đẹp ở khu vực nước sâu. Chúng không phát triển thành những rặng san hô cố định mà thường sống ký sinh trên mình động vật phù du. Chúng còn được gọi là hoa của biển và rất nổi tiếng vì hình dạng giống bó hoa với đủ sắc màu rực rỡ.
6. San hô nấm da Với hình dáng đặc biệt giống như một tấm da thuộc lớn, loài san hô này có vô số tên gọi khác nhau như San hô nấm dù, san hô ô hay san hô tai voi. Chúng có những xúc tu ở dạng cuống hoa thường chỉ “lộ diện” vào ban đêm hay khi chúng bắt mồi. Các loài sinh vật biển là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu của chúng.
7. San hô ngón tay Giống san hô độc đáo có hình dạng giống như ngón tay này cũng có rất nhiều phiên bản tên gọi được đặt cho mình như san hô tay quỷ, san hô bụi, san hô lá cải hay san hô ớt. Với biến hóa màu sắc đa dạng, chúng có độ dài trung bình từ 2-5 cm và được tìm thấy ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
8. Sâu giẻ lông Ai có thể tin rằng một sinh vật có hình dáng tuyệt đẹp, uyển chuyển với đủ sắc màu kì ảo này là một giống sâu gọi là Sâu giẻ lông. Ngoại trừ phần đầu thì phần còn lại của chúng nằm trong một ống làm từ lớp màng nhầy và cát hay từ trầm tích. Phần đầu của chúng thò ra ngoài với đỉnh đầu là chiếc lá tia xòe rộng thực chất là hệ hô hấp và bộ phận bắt mồi, rất nhỏ và sẽ nhanh chóng lẩn vào trong ống trú thân khi cảm thấy bị đe dọa.
9. Nấm Ricordea Những chiếc nấm sặc sỡ bắt mắt này có mặt khắp nơi trong vùng biển với nhiều màu sắc khác nhau. Tùy theo màu của nấm mà chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc và điều trị khác nhau. Giống Ricordea xanh là một dạng nấm hải quỳ với vô số những chấm ở trên bề mặt. Giống Ricordea đỏ là giống độc đáo hiếm có và đắt giá nhất với thân hình căng phồng, màu sáng bắt mắt. Chúng rất nhạy cảm nên chỉ cần một vết xước nhỏ trên thân thôi cũng khiến chúng bị nhiễm khuẩn.
10. Polyp san hô đinh hương Còn được gọi là polyp san hô Clavularia, đây là một dạng polyp mềm với tám xúc tu lớn. Được tìm thấy ở vùng biển Ấn Độ và Thái Bình Dương với đủ màu sắc khác nhau, những loài bé thì gọi là polyp đinh hương còn lớn hơn thì gọi là polyp bao tay. Hình thành từng thảm hoặc cụm trên những rặng san hô và đá, đây là một loài đòi hỏi mức chiếu sáng trung bình. Chúng thường ăn các loài tôm mysis hay sinh vật phù du.