Liệu bạn còn nhớ AMD Barcelona? Trì hoãn và thất vọng, một kiến trúc ra sau thế hệ chip Phenom đầu tiên của AMD cuối cùng cũng ra mắt vào tháng 11/2007, chậm tới 6 tháng so với kế hoạch, với hiệu năng “không được ấn tượng gì cho lắm” sau nhiều tháng ngày mong đợi – và đó là điều mà người ta đã lường trước khi so sánh với thế hệ chip tương đương của đối thủ Intel.
Tại cùng thời điểm, Intel cũng đã chuẩn bị ra mắt các bộ vi xử lý Core 2 Duo dựa trên nền tảng Wolfdale, và được tung ra vào tháng Giêng năm 2008 với kiến trúc 45nm – một trong những cải tiến quan trọng để đánh bật các chip của AMD sử dụng kiến trúc 65nm. Kết quả? Sau khi xem xét tổng thể, chúng tôi kết luận rằng series Core 2 Duo E8000 mới “chỉ đáng xách dép cho series E6000 (cũ)” và rõ ràng là dòng vi xử lý mới của Intel có thể gọi là “thành công chưa thỏa đáng ”.
Tuy nhiên, 3 năm tiếp theo gió đã đổi chiều một cách đáng kinh ngạc…
Đuối sức trước Intel trên thị trường vi xử lýIntel gần đây đã tung ra kiến trúc
Sandy Bridge tuyệt vời, một nền tảng mới với sự kết hợp cải tiến hiệu suất và giúp cải thiện hiệu năng một cách đáng kể so với các thế hệ kiến trúc tiền nhiệm. Quá trình ra mắt đã suýt bị tan thành mây khói khi xuất hiện các vấn đề về giao tiếp SATA, nhưng may mắn thay hiện giờ vấn đề này đã
được khắc phục.
Trong khoảng thời gian chờ đợi, AMD tỏ ra túng quẫn: Các thế hệ vi xử lý mới nhất thực ra chỉ được tân trang lại dựa trên trên các kiến trúc cũ, và thế hệ chip có tên mã Bulldozer sắp tới có vẻ như cũng sẽ có một cuộc chiến gian nan nữa với đối thủ Intel. Một cách công bằng mà nói, hiện AMD đang đứng ở vị trí thứ hai trên lộ trình sản xuất 32nm, nếu các bộ vi xử lý
nền tảng Bulldozer dành cho máy tính bàn không bị chậm tiến độ trong cuối năm nay và các dòng vi xử lý thế hệ mới tương đương dành cho laptop không bị dời lịch phát hành sang năm 2012.
Và có
rất nhiều tính năng nổi bật của Bulldozer đã được giật tít rầm rộ, trong đó có nhiều ngôn từ đã trở nên quen
thuộc [và vẫn đang ở dạng... tin đồn và hứa hẹn]. Các chip nền tảng mới này sẽ được xây dựng dựa trên các module riêng biệt chứa trong hai nhân của bộ vi xử lý với các công nghệ Multi-Threading và Turbo Core, do đó chúng có thể giải quyết được đồng thời hai nhiệm vụ độc lập và overclock (ép xung) theo ý muốn, thêm vào đó, các chip cao cấp này sẽ đến tay khách hàng sẽ gồm 4 module với 8 lõi Cũng có thể Bulldozer có thể không hiệu quả bằng các chip của Intel, hoặc ngược lại. Các chip mới của AMD sẽ có tổng công suất tiêu thụ điện năng (TDP) lớn nhất là 125W, khi so với con số chỉ 95W của các chip Sandy Bridge của đối thủ Intel. Điều đó cho thấy việc sử dụng điện năng hiệu quả hơn (tiết kiệm), tỏa nhiệt ít hơn và cho phép overlock tốt hơn.
Ngay lúc AMD phát hành các bộ vi xử lý mới trên nền tảng Bulldozer – theo lời đồn là trong mùa Hè năm nay – thì cũng là lúc các chip Core i7 Extreme mới nhất của Intel cũng sẽ tiến tới chân trời 8 nhân (8 cores) và do đó sẽ hỗ trợ 16-thread (16 luồng) theo tiêu chuẩn, và sử dụng hiệu quả hơn trong quy trình xử lý. Tuy chúng có khả năng đắt hơn các bộ vi xử lý Bulldozers của AMD, nhưng nếu vẫn theo xu hướng niềm tin gần đây của khách hàng, thì chúng cũng sẽ nhanh chóng tiến xa và các chip của Intel sẽ tiếp tục được những người đam mê tín nhiệm. Bức tranh không có nhiều màu hồng thực ra đã được báo trước với AMD trong báo cáo về ngân quỹ cuối năm vừa rồi. Fusion có nhiệm vụ chống lại Atom – nhưng dù chúng ta thấy rõ nó có hiệu năng tốt hơn đối thủ (Intel) – nhưng chúng ta không thấy nó có triển vọng sáng sủa nào. Các bản đánh giá của chúng tôi đã nhận định rằng đó là “quá trễ tới một năm” để thực sự có một tác động đáng kể so với đối thủ. Các chip dành cho nền tảng desktop (máy tính để bàn) vẫn không đuổi kịp đối thủ trong một vài tháng được, và ánh hào quang trở nên phai mờ dần khi xuất hiện các netbook vào năm 2007 với các laptops, smartphones và tablets CULV – tất cả những thế hệ thiết bị được phát triển trên nền tảng không phải của công nghệ AMD – đã đạt được sự nổi bật nhất định.
Nỗi ám ảnh NVIDIA đang quay lại…Ít nhất AMD đã trải qua một vài năm dẫn đầu thị trường phân phối card đồ họa, với việc hãng thường tìm được sự cân bằng hoàn hảo giữa mức giá và hiệu năng. Nhưng giờ đây đợt thủy triều mới chống lại họ đang quay lại, với sự thành công của GeForce GTX 460 và mới đây là
GTX 560 Ti của NVIDIA, đã chứng minh được triển vọng tốt hơn các dòng card tương đương như HD 6950, HD 6970 và HD 6870 của AMD.
AMD cũng đang nhăm nhe thị trường đồ họa cao cấp nữa, dù NVIDIA đang có lợi thế hơn hẳn ở thị trường này, với sự góp mặt của GTX 570 cung cấp “sự thỏa hiệp tốt nhất giữa sức mạnh và chi phí”. Và trong khi hiện nay AMD đang nắm giữ những kỷ lục về hiệu năng nhờ vào thế hệ card đồ họa cao cấp mới nhất là HD 6990,thì NVIDIA đang được đồn đại là sẽ ra mắt thế hệ carddual-GPU (GPU lõikép) trong ít tuần tới – do vậy nếu bạn khôn ngoan thì hãy khoan hãy vung một đống tiền để tậu một chiếc card AMD
Radeon HD 6990 trong thời điểm này.
Ngoài ra còn có thêm nhiều bất ổn ở các vị trí điều hành công ty nữa, vào tháng Giêng vừa qua chúng ta đã từng chứng kiến
sự ra đi của giám đốc điều hành (CEO) Dirk Meyer, với nguyên nhân được cho là do thất bại trong việc tận dụng nguồn lực của hãng để phát triển các thiết bị di động. Rồi không lâu sau đó lại chứng kiến thêm sự ra đi của các vị trí chủ chốt khác, đó là giám đốc nhân sự (COO) Bob Rivet và Marty Seyer – phó chủ tịch chiến lược cao cấp của tập đoàn, cả hai đều thông báo từ chức vào đầu tháng Hai vừa qua.
Trong lúc ấy, AMD đã vội vã chỉ định một vài gương mặt mới vào ban điều hành của tập đoàn này. Đó là Henry how và Nicholas M. Donofrio – hai cựu nhân vật cỡ bự của IBM – nhằm mang lại nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế chip vào ban điều hành. Nhưng còn vị trí của Meyer lại không có sự thay thế nào tương xứng, nên Thomas Seifert tạm thời đảm nhiệm vị trí này cho đến khi một CEO thường trực được bổ nhiệm. Và điều đó khó mà diễn ra sớm trong ngày một ngày hai – nên nhớ rằng Meyer vốn là một kỹ sư và đã từng lãnh đạo đội ngũ phát triển thế hệ vi xử lý Athlon, trong khi đó Seifert chỉ là một nhà quản lý với số vốn chuyên môn ít hơn.
Qủa là một bức tranh ảm đạm, tại thời điểm này AMD không dẫn đầu bất kỳ mảng nào cả, và một vài dấu hiệu dẫn tới tình huống tồi tệ này đang được củng cố. Do vậy, trong lúc này thì sứ mệnh đánh bại các đối thủ lớn như Intel và NVIDIA có thể là một nhiệm vụ quá xa vời đối với AMD, bởi khi nhìn lại những gì đang diễn ra xung quanh họ, có vẻ như họ có quá ít thời gian để đuổi kịp các đối thủ. Tất nhiên, chiến trường thực sự vẫn đang trong hồi gay cấn, và chưa thể nói ai thua ai thắng khi mà tất cả NVIDIA, Intel và AMD đều đang hối hả tung ra các miếng đánh khốc liệt của mình. Cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn…
gửi bởi elpvn lúc 11:49 ngày 10/03/2011