Trước hết là về lối chơi:Khác với kiểu chơi WarCraft III truyền thống, DotA không tập trung vào việc khai thác tài nguyên, xây dựng các công trình, mà xoáy vào việc nâng điểm kinh nghiệm, lên cấp (level), kỹ năng (skill) và vật dụng (item) cho một hero duy nhất. Như một lẽ thông thường, hero với cấp càng cao, “đồ chơi” càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội giành chiến thắng. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất trong cách chơi của DotA chính là “teamwork” – phối hợp đồng đội. Nhờ vào sự đa dạng của các kỹ năng hero, mỗi hero sẽ có những phép thuật đặc biệt của mình. Có hero thì có thể “bơm máu” (heal) cho đồng đội lúc nguy cấp, kẻ thì có thể “bắt dính” đối thủ để hero khác phe mình kết liễu, v.v…. Từ đó, dẫn đến đòi hỏi sự phối hợp thật ăn ý giữa những người chơi với nhau, bởi “một cây làm chẳng lên non” trong các trận đấu DotA đầy kịch tính!
Một trận đấu DotA khởi đầu với hai “phe” đối lập nhau, mỗi bên nắm giữ một căn cứ chính nằm ở hai góc bản đồ. Tại mỗi căn cứ chính sẽ có một “nhà chính”, đây là mục tiêu cuối cùng phải triệt hạ để dành chiến thắng. Mỗi đội sẽ bao gồm tối đa là 5 người chơi, mỗi người sẽ điều khiển một hero với những khả năng và phép thuật riêng biệt. Ngoài ra, người chơi còn có thể mua những vật dụng trong game phù hợp với loại hero của mình, nhằm tăng khả năng và thuộc tính của các hero. Tùy theo các “skill” (kỹ năng) và “stats” (thông số điểm Strength, Agility và Intelligent) mà mỗi hero sẽ có vai trò khác nhau trong đội như: nuker, carrier, healer, ganker, disabler, tanker, supporter,…. Nuker là từ dùng để chỉ những hero có các kỹ năng mạnh, gây sát thương cao với thời gian hồi phép nhanh, liên tục. Healer chủ yếu tập trung ở những hero Intelligent, có khả năng bơm máu cho đồng đội hay giữ những vật dụng có thể bơm máu. Ganker là những tướng có khả năng di chuyển nhanh, xuất hiện bất ngờ và có những tuyệt kỹ “bắt” tướng địch dễ, tiêu biểu cho nhóm này là Spirit Breaker hay Vengeful Spirits. Disabler là nhóm tướng có các kỹ năng vô hiệu hóa đối thủ như ru ngủ, gây choáng…. Tanker phần lớn là những tướng Strength (thiên về sức mạnh cận chiến), có cơ số máu cao nhằm thu hút hỏa lực cho đồng đội, Supporter là nhóm tướng có những kỹ năng hỗ trợ đồng đội tốt, bơm máu, bơm mana hay tăng, giảm sức đánh của quân địch. Carrier là các tướng mạnh nhờ vào vật dụng, có sức đánh cao và đủ sức đối đầu nhiều hero cùng lúc, tạo đường thẳng cho toàn đội về sau. Tiêu biểu cho nhóm này là Spectre, Faceless Void. Có một số hero đặc biệt có thể đóng nhiều vai trò một lúc mà trong bài viết này, người viết xin lấy Tiny làm ví dụ cụ thể. Tini là một hero có “gốc” chính là Strength nhưng lại đóng vai trò là một nuker và ganker với hai tuyệt chiêu đầu tiên có thể sát thương cao, gây choáng mà thời gian hồi tương đối ngắn. Nếu cần, Tiny có thể làm một “pusher” (chỉ chuyện đẩy trụ) với khả năng đẩy “lane” (còn gọi nôm na là “cửa” hay hướng đi, bản đồ DotA gồm ba cửa tiến đến nhà đối thủ), giết “creep” (lính do máy tạo và điều khiển) nhanh bằng hai chiêu này, và còn là một tanker hữu hiệu với cơ số máu cao cùng tuyệt chiêu thứ ba của mình gây khó khăn rất nhiều cho những đội chủ yếu là các tướng đánh giáp lá cà.
Nói tóm lại: DotA rất dễ chơi, dễ làm quen và một khi đã bước vào DotA là bước vào một “thế giới mở” với rất nhiều chiến thuật, cách chọn hero, cách nâng kỹ năng, mua vật dụng… dù chỉ gói gọn trong một bản đồ tưởng chừng đơn giản. Đó chính là những nét hấp dẫn của DotA, giúp tạo nên một cộng đồng người chơi DotA đông đảo và rộng khắp.
Chiến thuật mass globalMục đích của chiến thuật này là giúp đội có khả năng chế ngự hoặc tiêu diệt ngay lập tức một hero nào đó trong khi giao chiến, bên cạnh đó một hero còn có thể tham chiến cùng với đồng đội ở một vị trí rất xa, các skill mass global cũng tạo ra một lượng sát thương lớn. Các đội thường xử dụng chiến thuật này là MYM.DotA và SK Gaming.
Mass global đòi hỏi sự liên lạc và teamwork tốt giữa các thành viên. Bạn có thể nghĩ rằng việc phải làm chỉ đơn giản là ấn chuột, nhưng sự thật chiến thuật này chứa đựng cả một "nghệ thuật". Khi chọn các hero có khả năng mass global (Zeus, Prophet, Spectre...), bạn sẽ phải tính toán thời điểm sử dụng skill và combo rất chính xác. Điều đó có nghĩa gì?
Ultimate của Prophet có khả năng tấn công mọi unit trên bản đồ đang ở trong vùng nhìn thấy, còn Zeus và Spectre thì có khả năng tấn công toàn bộ hero đối phương và còn cho cả tầm nhìn. Nếu một hero có 350 máu, ultimate level 1 của Zeus sẽ không thể giết được, nhưng nếu kết hợp thêm các ultimate của Furion hay Spectre thì điều đó là có thể. Như vậy, trong đội phải luôn có sự thoả thuận và thông tin nhanh chóng về việc sử dụng ultimate.
Ultimate của Zeus không chỉ có hiệu quả gây sát thương lớn mà còn có thể biết được đối phương đang làm gìở đâu
Vấn đề của chiến thuật này là nó không khó để chống lại. Spectre khá yếu ở đầu game và chỉ thực sự mạnh khi farm được tới Radian hay Diffusal Blade. Furion, Silencer hay Zeus đều là những hero rất dễ chết nếu không cẩn thận vì các heroes này có lượng máu rất thấp.
Lợi ích lớn khác của chiến thuật này là có thể khá dễ dàng phá tan các chiến thuật tấn công thái quá. Trong một trận đấu giữa Virtus.Pro (VP) và eMazing Gaming (eMg), eMg đã nắm được lối chơi của VP nhờ sử dụng mass global. Khi các heroes của VP lao vào tấn công hero của eMg, Zeus và Spectre sử dụng ngay ulitmate để giúp đồng đội.
Các hero mass global: Zeus, Spectre, Furion, Potm, Warlock, QoP, Magnus, Sand king, Chen...
Chiến thuật farmingChiến thuật farming không khác nhiều so với cac chiến thuật khác. Đội sử dụng chiến thuật này sẽ chọn 1-2 hero có khả năng thống trị toàn bộ vào cuối game. Đây là chiến thuật khó vì bạn sẽ phải duy trì được việc farm của các late hay carry hero, tránh bị gank và đồng thời ngăn chặn được các đợt push của đối phương. Thông thường, sẽ cần 1 hero chính như Void hay Spectre cùng 1-2 hero carry phụ như PotM, Rogue Knight, QoP. Các hero còn lại làm nhiệm vụ hỗ trợ, chống đỡ chính, carry hero sẽ farm liên tục cho tới khi có khả năng lấn át đối phương.
Mọi chiến thuật đều cần teamwork, nhưng farming thực sự không đòi hỏi cao như ganking. Mặc dù khá tốn thời gian, nhưng thường là về cuối game, sẽ không gì cản nổi các carry hero bởi khả năng gây sát thương quá lớn và quá nhanh.
Vì các carry hero phải farm nhanh nên rất cần những hero có khả năng hỗ trợ tốt như Warlock, , Viper, Shadow Priest và Twin Head Dragon (THD)... Vấn đề của các hero hỗ trợ này là đa phần trở nên vô dụng vào cuối game. Khi hỗ trợ, các hero này đương nhiên chỉ được deny và phải nhường creep cho các hero chính. Không được farm, tốn nhiều gold để mua ward, những hero này sẽ trở thành những miếng mồi ngon cho các hero đối phương sau này.
Các hero farming: Shadow Fiend, Terror Blade, Spectre, Void, Bristleback, Chaos Knight...
Các hero hỗ trợ: Warlock, Twin Headed Dragon, Viper, Shadow Priest, Potm, QoP, Rogue Knight...
Chiến thuật Jungle (farm rừng)Jungle đang có một sự chi phối rất lớn tới DotA hiện tại. Khi đưa 1, thậm chí là 2 hero vào farm rừng sẽ giúp cho các hero còn lại được solo tại lane, đồng nghĩa với việc có nhiều tiền và tăng level nhanh hơn đối phương. Jungle có thể coi là sự kết hợp của 2 chiến thuật ganking và farming.
Các hero jungle thường là những hero vừa có khả năng gank tốt và farm rừng hiệu quả, có stun hoặc disable, Sprout và Force of Nature của Furion cũng giúp hero này trở thành hero có khả năng Jungle. Vừa có thể farm nhưng cũng có thể ngay lập tức xuất hiện ngoài lane để gank, các hero này sẽ có lượng tiền cũng như kinh nghiệm không hề kém các hero ở lane.
Jungle cũng có khá nhiều cách áp dụng. có những hero jungle để farm an toàn, tránh được sự harass của đối phương, nhưng cũng có những hero jungle nhưng luôn luôn bao quát được tình hình trên toàn bản đồ để tham gia gank khi cần thiết hoặc thích hợp.
Nhược điểm của chiến thuật này là đối phương sẽ cắm ward nhiều hơn để ngăn không cho creep trong rừng xuất hiện, ngăn chặn nguồn farm của các hero jungle. Chỉ với việc cắm ward tốt cũng có thể làm tê liệt đội game sử dụng Jungle bởi họ phụ thuộc nhiều vào các hero này. Một nhược điểm khác là các hero ngoài lane có thể bị lấn át bởi các hero đối phương có số lượng đông hơn, dẫn tới không farm được.
Các hero jungle và gank: Furion, Centaur, Beast Master, Axe và Magnus.
Các hero jungle và farm: Syllabear, Furion, Centaur, Terror Blade, Bristleback, Magnus
Chiến thuật GankMục tiêu của chiến thuật này là loại trừ dần từng hero của đối phương để giúp cho đội của bạn có thể push hoặc farm an toàn hơn. Những đội như MYM.DotA hay Virtus.Pro, là những đội có sự liên kết và phối hợp giữa các thành viên rất tốt xử dụng chiến thuật này thường xuyên. Ganking lineup được xây dựng từ các hero có khả năng gây choáng (stun), làm chậm (slow) hoặc thậm chí cả 2, giúp cho việc "bắt" hero đối phương dễ dàng hơn.
Mặc dù đây là một chiến thuật rất khó để chống lại nhưng không phải là không có điểm yếu. Kiểm soát tốt các rune sẽ giúp đánh đổ chiến thuật này khi mà việc ganking phụ thuộc rất nhiều vào các rune, nhờ chúng mới có thể đi khắp bản đồ, có đủ máu và mana để tấn công hero đối phương. Khi xem các đội hàng đầu sử dụng ganking lineup, bạn sẽ thấy họ luôn có 1 thành viên tới rune ở dưới (bottom) và 1 thành viên tới rune ở tên (top), nhờ vậy họ sẽ lấy được rune trước đối phương. Hãy nhớ rằng, cứ 2 phút thì rune mới sẽ hiện ra một lần tính từ phút thứ 2, tuy nhiên nếu rune chưa bị dùng trong 2 phút đó thì rune mới sẽ chưa hiện ra.
Virtus.Pro - một trong những đội sử dụng chiến thuật ganking thành công nhất
Bottle là chìa khoá chính trong việc phát triển chiến thuật này, chúng giúp hồi phục nhanh máu và mana đồng thời giúp bạn "tích trữ" được các rune để dùng khi cần thiết. Có nhiều đội sử dụng tới 5 bottle trong một trận đấu. Mặc dù đã bị giảm tính năng (nerf) ở bản 6.49 (khi mới mua chỉ có 2/3 bình) nhưng bottle vẫn được sử dụng rất phổ biến.
Để thực hiện chiến thuật ganking tốt, một đội game cần kiểm soát tốt bản đồ, nắm rõ về rune, liên lạc tốt cùng với khả năng di chuyển nhanh khắp bản đồ. Cuộn giấy Teleport (TP Scroll) cũng là một lý do khiến các đội có thể sử dụng chiến thuật này, với giá chỉ có 135 gold, TP Scroll giúp bạn di chuyển nhanh chóng để cứu đồng đội hoặc gank hero đối phương.
Các ganking heroes: Lina Inverse, Nerubian Assassin, Leshrac, Rogue Knight, Zeus, Twin Headed Dragon, Beast Master, Tiny, Potm, Sand King, Skeleton King, Vengeful, Crystal Maiden.
Chọn những hero tốt nhấtChiến thuật được biết đến nhiều nhất hiện nay là chọn các hero tốt nhất có thể, bỏ qua cả sự hạn chế của chúng trong phối hợp. Với các chọn như vậy, đội của bạn dường như có vẻ rất mạnh, nhưng thực tế việc kiểm soát lane đôi khi sẽ rất yếu và dễ dàng bị đánh bại bởi đội đối phương có khả năng teamwork tốt.
MYM vs KS - trận đấu giữa những hero mạnh nhất của cả 2 bên
Có những điểm lợi và hại của chiến thuật này, chẳng hạn như đối phương có thể chọn các lane mạnh và dễ dàng kiểm soát hoàn toàn lane đó. Khi dùng chiến thuật này, bạn sẽ luôn cần có các "late" hay "carry" hero như QoP, Magnataur, Spectre. Các đội có kinh nghiệm khi sử dụng chiến thuật này sẽ thường nghĩ về các lane nhiều hơn trước khi chọn hero, tuy nhiên cho dù không có hero stun nào, họ vẫn sẽ chọn QoP thay vì Lina hay Tormented Soul.
Các hero tốt nhất: Magnus, QoP, Potm, Warlock, Zeus, Bristle, Beastmaster, Nerubian Assassin, Rogue Knight, Puck, Sand King, Void, Spectre.