Những gì em sắp viết ở đây là để chia sẻ chút ít kinh nghiệm trong quá trình săn job FE ở Schlumberger, dù gì thì vẫn là công ty quá tốt đối với sinh viên mới ra trường như em ngày xưa, hy vọng sẽ giúp được các sinh viên mới ra trường có 1 cái nhìn gần gũi hơn để mà nỗ lực cho ước mơ của mình. Nếu bài viết có gì sai sót, mong các anh chị lớn góp ý nhá !!!Đối với Schlumberger,hồi mình tốt nghiệp ĐH (khoa điện) vào tháng 4-2007,vẫn chưa biết gì về nó cả.Mình còn nhớ hồi cuối năm 2006,khoảng cuối tháng 12 thì phải,Schlumberger có về trường tuyển dụng,lần đó có cả Transocean (nhà thầu khoan hang đầu thế giới),mấy đứa bạn kháo nhau đi dự hội thảo và apply rùm beng,vì nghe đồn nếu được đậu vào đó,lương cũng phải trên 1000 USD.
Bẵng đi 1 khoảng thời gian,khoảng tháng 7-2007,lúc đó đang làm cho P&G,mới trỗi dậy ý nghĩ phải nhảy việc thui,sực nhớ đến Schlumberger,nên ngoài thời gian đi làm,thời gian rảnh đầu tư rất nhiều thời gian công sức,tìm kiếm tất cả các thong tin về nó trên Google,trong diễn đàn
http://www.daukhivietnam.net , tìm email của những người đã đi phỏng vấn ở đó và cả những người đã và đang làm cho nó để hỏi kinh nghiệm…rất vất vả nhưng vui…Mình tìm thấy trang chính của Schlumberger là
http://www.slb.com, vào đó đăng CV lên và tiếp tục chờ đợi,vì nghe nói cty này thường chỉ gọi các ứng viên đăng CV lên trang web của họ,chứ rất ít khi nào nhận hồ sơ gởi đến VPĐD
Sở dĩ có chuyện này vì Schlumberger là tập đoàn đa quốc gia theo đúng nghĩa của nó (chứ không như một số tập đoàn đa quốc gia khác,trên danh nghĩa là vậy nhưng khi làm việc ở một nước nào đó đều địa phương hóa và tuyển người địa phương chính gốc làm lãnh đạo,có am hiểu tình hình thị trường quê nhà để có thể bắt chẹt lương nhân viên một cách tối đa…).Nếu tuyển chức danh kĩ sư thì sẽ có nguyên một HR segment (gồm những người đa quốc tịch,có thể làm việc ngoài VN,khi tuyển dụng thì họ bay vào VN để phỏng vấn),vì thế để đảm bảo tính công bằng,các ứng viên cứ đăng CV lên trang web thì họ sẽ xem,chứ gởi CV về VPĐD thì chỉ khi có đợt tuyển dụng họ mới chú ý tới.
Việc gì cũng cần tính kiên trì,ngay cả trong thời gian chờ đợi phỏng vấn cũng vậy,luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sẽ đi phỏng vấn,thì khả năng đậu rất cao.Bẵng đi 1 khoảng thời gian,chừng 3 tháng,lúc này mình đang làm cho công ty Renesas,đầu tháng 10 thì bất ngờ nhận được cuộc gọi từ nhân sự Schlumberger báo hôm sau phỏng vấn.Làm phải viện tùm lum lý do xin nghỉ nửa ngày,vì mấy hôm trước cũng đã nghỉ đi phỏng vấn ở cty khác…
VPĐD của Schlumberger đặt ở lầu 2 và lầu 18 tòa nhà MeLinh Point Tower,số 2 Ngô Đức Kế,q1,gần ngay vòng xoay tượng Trần Hưng Đạo..
Ông nhân sự người Thái Lan tên Chachchai cực kì vui vẻ và kiểu phỏng vấn theo phong cách tự do,rất thoải mái,tạo sự an tâm cho ứng viên…Cũng với những câu hỏi như giới thiệu bản thân,background,tại sao lại thích làm cho Schlumberger,tìm kiếm thong tin từ đâu…Nhưng cái cách ổng dẫn dắt rất thoải mái,làm mình tự tin khi dùng vốn tiếng Anh cùi pắp lun…Như các bạn cũng biết,nghề dầu khí là một ngành nghề đặc trưng,áp lực cao,độc hại và cực nhọc,rủi ro cũng có,nên không phải tuyển những người xuất sắc,mà điều quan trọng phù hợp với công việc…Vì thế họ tìm kiếm những người năng động,có hoài bão,khỏe mạnh,chấp nhận thử thách,chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và xa nhà…Biết những điều đó nên mình đã chuẩn bị hết các câu trả lời,đề phòng khi được hỏi sẽ không bị lúng túng…Cũng nhờ đã từng tham gia những tổ chức tình nguyện nho nhỏ,những lần đứng ra tổ chức họp lớp này nọ…nên khá tự tin,trả lời trôi chảy và chân thành…Điều quan trọng nhất trong phỏng vấn là chân thành và thành thật…Khi về không quên cảm ơn,và điều tra email của ông ấy (lúc đó quên không hỏi) để quăng ngay cái “thank-you letter” (điều này cực kì quan trọng,để cho họ thấy rằng mình rất quan tâm đến job này và mình là người lịch sự,chu đáo,biết trên biết dưới…)
Về nhà,tiếp tục chờ đợi…Cũng khoảng 2 tháng sau,đầu tháng 12-2007,lại nhận được 1 cuộc gọi bất ngờ từ Schlumberger,họ gọi phỏng vấn vòng 2…Công ty này toàn chơi trò bất ngờ,chẳng biết lúc nào mình rớt lúc nào mình đậu…
Lần này là 2 ông người nước ngoài : 1 ông người Thái và 1 ông người Pháp thì phải…Đối với Schlumberger,theo quy trình thông thường thì vòng đầu với nhân sự,vòng 2 với những manager của các segment đang cần người.Lần này là 2 ông manager bên segment Drilling & Measurement (D&M).Cũng với phong cách phỏng vấn kiểu cởi mở và tự do,họ hỏi mình bất kì câu gì,nhưng cũng chỉ xoay quanh cái vấn đề làm sao để thể hiện được mình là người năng động,chấp nhận thử thách,xa nhà,chịu được áp lực…Các bạn nào từng tham gia vào những chương trình từ thiện,xã hội,tình nguyện…thì nên kể ra để ghi điểm…Xong xuôi cũng không quên cảm ơn 2 người và tiếp tục chờ đợi.
Đầu tháng 1-2008,Schlumberger có vào trường tuyển dụng tiếp, “đánh hơi” thấy được nên tiếp tục xin nghỉ làm lên dự hội thảo để nghe ngóng tình hình.Rất may mắn là gặp ngay ông Chachchai (người phỏng vấn mình vòng đầu) đến present,nên cuối giờ đánh bạo lại hỏi tình hình ra sao,ổng hỏi tên tuổi,phỏng vấn ngày bao nhiêu rùi mở hộp mail ra xem (nhìn thấy mà khủng hoảng,email tuyển dụng dày đặc,đủ thấy họ bận rộn cỡ nào),tìm kiếm 1 hồi mới biết là đã qua được vòng 2 (phải nói cảm giác lúc đó sướng kinh hồn) và tiếp tục chờ vì hiện tại segment đó chưa cần người
Đến ngày 30 tết năm 2008,tự dưng nhân sự người Việt gọi phỏng vấn lại vòng đầu vào ngày mùng 2 tết,cái này thì mình bó tay,liền nói lại rằng đã phỏng vấn vòng 2 hồi tháng 12 rùi,mong chị xem lại,và tiếp tục chờ mòn mỏi…
Đến cuối tháng 4,nhận được cú điện thoại quyết định,phải vượt qua vòng khám sức khỏe và vòng test English thì mới chính thức được nhận.
Sức khỏe thì không lo mấy (nhưng ai mà dính viêm gan siêu vi B coi như đứt bong,trừ khi rất may mắn,lúc đó đang rất cần người,đạt yêu cầu về tất cả các mặt khác thì họ mới tuyển) nhưng còn English thì hơi lo,vì mình chẳng có bằng cấp gì pro cả,chỉ có cái bằng B cùi pắp…
Quy trình test English như sau : đến VPĐD của Schlumberger,sẽ có người quay số điện thoại đến trung tâm Kingsway bên London – Anh cho bạn nói chuyện với giáo viên bên đó.Họ sẽ hỏi bất cứ câu hỏi nào để thử khả năng phản xạ của bạn,có những câu hỏi liên quan đến cuộc sống thường ngày,đến sở thích,ước mơ,quan điểm,mối quan tâm…kể cả đến thời sự trong nước đang nóng sốt lúc đó…Họ hỏi chủ yếu để xem English skill của bạn có đáp ứng được trong giao tiếp hang ngày hay không thui,chứ cũng chẳng đánh đố gì cả,nếu bạn run thì họ sẽ có cách trấn an để bạn lấy lại sự tự tin…
Hồi mình phỏng vấn,họ hỏi có ý kiến gì về trẻ em nông thôn so với trẻ em thành thị hay không,có mơ ước gì,thích du lịch nước nào nhất và tại sao,kể cả lúc đó giá gạo trong nước đang sốt nên họ cũng hỏi về vấn đề này,chuyện này có thật không,mình nghĩ thế nào và chính phủ giải quyết ra sao…nói chung họ thích gì hỏi đó,điều rất quan trọng là phải bình tĩnh,trả lời từ từ,không hiểu thì hỏi lại,có vốn từ và kiến thức xã hội rộng…
Test English lần 1 mình rớt,họ cho lại lần 2 thì đậu…Nói chung có cố gắng,đầu tư nhiều,xây dựng các câu hỏi và câu trả lời một cách hoàn hảo,chuẩn bị tâm lý thì sẽ qua…
Rốt cục thì kết quả English đạt và sức khỏe cũng okie…Đợi ngày chính thức gia nhập vào đội quân lính đánh thuê của Schlumberger…
Công ty có 1 khóa được gọi là Oilfield Services 1 kéo dài 1 tuần dành cho tất cả các kĩ sư đi giàn mới được tuyển (có thể học ở Malaysia,Abu Dhabi – Trung Đông hoặc Mỹ),đây là khóa học hạnh phúc nhất,các bạn chỉ phải như cưỡi ngựa xem hoa về tổng quan ngành dầu khí,lịch sử thành lập công ty,các kĩ năng QHSE (Quality,Health,Safety and Environment),các thức tham gia vào tài nguyên mạng của Schlumberger,kể cả dạy lái xe để đổi bằng có giá trị quốc tế (VN mình lúc nào cũng là ngoại lệ vì đa phần không có bằng lái xe,trong khi các bạn đến từ nước khác ai cũng có cả).Giữa tuần được ăn party ở nhà hàng cực kì sang trọng nằm cạnh biển,nghĩ lại giờ vẫn cảm thấy hạnh phúc trong những tháng ngày đó
Nhà hàng nơi mình từng được đến
Cần nhấn mạnh rằng,Schlumberger có chức danh là field engineer (nghĩa là kĩ sư làm việc chủ yếu trên giàn khoan) mở rộng cho tất cả sinh viên ngành kĩ thuật (ở Việt Nam họ chỉ tuyển sinh viên của 5 trường là ĐHBKTPHCM,ĐHKHTNTPHCM,ĐHBKHN,ĐHKHTNHN và ĐH Mỏ - Địa chất).
Field engineer (gọi tắt là FE) sẽ được phân ra 2 status (gọi nôm na là loại) là home country mobile (viết tắt là HCM - luân chuyển trong nước) và international mobile (viết tắt là IM - luân chuyển nước ngoài).Khi họ tuyển dụng,chúng ta không được phép đề nghị hoặc chọn status nào,mà tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của thị trường vào thời điểm tuyển dụng,người ta sẽ phân cho bạn là HCM hay IM.Cũng là hên xui thôi.Loại nào cũng có cái hay cái dở của nó.
Thông thường,khi viết một cái gì đó,người khác chắc ít đề cập về tiền lương vì nhạy cảm,nhưng với mình lại nghĩ khác,vì đây có thể là thông tin hữu ích cho những ai cần nó,nên sẽ nói thật,tất cả mọi cái đều là sự thật,với những gì mình cảm nhận được,dù có đúng có sai.
Mức lương của HCM đối với Việt Nam cho chức danh FE sẽ dao động từ 13 triệu đến 17 triệu (đối với giai đoạn trainee – vẫn còn đang tập sự),đi giàn khoan sẽ không có bonus vì đang tập sự (đối với các nước khác lân cận vùng cũng xấp xỉ,họ sẽ trả theo mức sống tùy từng nước)
Mức lương của IM (đối với bộ phận mình,các bộ phân khác chắc cũng thế) cho FE trainee trong khoảng 4600 USD đến 4800 USD/tháng (chưa thuế),còn tính thêm hệ số vùng .Hệ số vùng là chỉ số mà công ty đề ra dựa trên rất nhiều yếu tố như mức sống của khu vực làm việc (xa xôi hẻo lánh sẽ có hệ số cao – cao nhất là 1.75) ,điều kiện thời tiết,giao thương,số lượng người nói English trên dân số vùng...).Mức thuế mà công ty áp dụng cho IM theo luật EMBO,tất cả các IM sẽ chịu thuế 18% (để các nơi bị đánh thuế ít hay miễn thuế có thể gánh cho các nơi chịu thuế nhiều...)
Làm HCM tuy lương không bằng IM nhưng làm ở quê nhà,học hỏi rất nhanh và không chịu những yếu tố ngoài tác động.Làm IM tuy lương nhiều nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và trong cuộc sống thường ngày nơi đất khách quê người,tiếp thu chậm vì trong môi trường đa văn hóa,tự mình học là chính,khó hỏi được đồng nghiệp vì bất đồng ngôn ngữ,tiếng Anh khá thì đỡ hơn nhưng toàn về vấn đề kĩ thuật nên cũng không dễ dàng
So ra với mặt bằng chung thì đây là công ty rất tốt đối với sinh viên mới ra trường,xét về cơ cấu tổ chức lẫn sự đãi ngộ vì ngành nghề này nhiều rủi ro
Mức lương cao ngất ngưởng và là mơ ước của tất cả sinh viên mới tốt nghiệp.Tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó.Công việc vô cùng thử thách,đôi khi rất vất vả và nguy hiểm,đôi khi bạn phải thường xuyên tiếp xúc và sử dụng các thiết bị sử dụng nguyên lý phóng xạ cho công việc,bạn có thể phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (giàn ngoài sa mạc hoặc vùng lạnh giá),đôi khi rất căng thẳng,khi đi giàn thường xuyên ở trong thời gian dài (từ 15 đến gần 1 tháng,có khi đến 1,5 tháng) – điều đó là chúng ta buồn chán và mất đi cuộc sống xã hội bình thường.
Được vào công ty cũng mới chỉ là bước đầu,chưa có gì chắc chắn.Đối với bộ phận mình,sẽ có từ 2 đến 5 tháng làm pre-school,tức là học hỏi bất cứ thứ gì,càng nhiều càng tốt,làm quen với công việc và chuẩn bị cho school.Trong giai đoạn này bạn sẽ phải đi giàn ít nhất 7 ngày.Trước khi đi school,bạn sẽ có 1 bài entrance examination (trắc nghiệm) bao quát tất cả các kiến thức mà bạn đã học được trong thời gian pre-school.Bài kiểm tra này không dễ,phải đạt ít nhất 75% mới được đi school.
Đi school khoảng 8 đến 9 tuần.School có thể là bên Abu Dhabi – UAE (các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) – Trung Đông (nơi mình đã học) hoặc là bên Mỹ (bang Oklahoma thì phải).Chúng ta không được phép lựa chọn sẽ đi Mỹ hay đi UAE cho school,mà tùy thuộc vào từng thời điểm có mở lớp hay không,quá trình làm VISA có trôi chảy hay không...)
Middle East and Asia Learning Center ở Abu Ahabi (UAE) nằm giữa sa mạc,nơi mình học OFS1 và school ENG1
Học school cũng không dễ dàng.Mỗi lớp có khoảng 15 sinh viên với 1 ông thầy gọi là instructor.Trong thời gian ngắn mà bạn sẽ phải tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ (đó là lý do tại sao khi pre – school,nếu bạn học được nhiều thì sẽ nhẹ nhàng hơn trong school).Hầu như tuần nào cũng có bài test.Trúng ông instructor nói tiếng Anh dễ nghe thì còn đỡ,trúng ông nào nói nhanh thì coi như...vịt nghe sấm,cách duy nhất là về nhà đọc kĩ lại tài liệu và siêng năng chăm chỉ học bài.
Mỗi bài test chỉ được phép trượt 1 lần.Lần thứ 2 thi lại bắt buộc phải qua (số điểm để đậu thường trên 75%).Nếu rớt bất kì bài nào 2 lần trở lên sẽ bị sa thải ngay lập tức).Nhìn chung không khó lắm,cách duy nhất là học hành chăm chỉ và làm bài cẩn thận.
Sau school các bạn sẽ có từ 2 đến 5 tháng để làm post-school,trong giai đoạn này phải đi giàn ít nhất 2 lần (mỗi lần hơn 7 ngày),làm workshop training và 1 số online test cần thiết,khi đạt đủ điều kiện có thể xin break-out (nôm na là chuẩn bị từ tập sự sang chính thức).Break-out thành công,khi đi giàn bạn sẽ có bonus khoảng 70 USD/ngày (đối với bộ phận mình thui)
Sau đó là gì thì...
Tóm lại,đây là công ty tốt,làm việc cực nhưng đồng tiền kiếm được rất xứng đáng với công sức bỏ ra.Công ty có rất nhiều người giỏi,đa quốc gia,đa văn hóa,đa tôn giáo,bình đẳng và đáng tin cậy.Bạn có thể thành sếp khi bạn mới 26,27 tuổi,miễn sao bạn tài năng và bản lĩnh.Chế độ đãi ngộ rất tốt.Nếu may mắn được phân làm IM thì bạn được đi rất nhiều nơi,tiếp xúc nhiều người.
Tuy nhiên có những mặt hạn chế là khi bạn in job thì xem như ngày nào cũng là ngày làm việc,bạn có thể bị sếp sai đi giàn bất kể lúc nào,nghề dịch vụ sẽ chịu sức ép từ 2 phía : sếp và khách hàng nên đôi khi rất căng thẳng.Có những rủi ro nhất định trên giàn khoan.Đôi khi bị cô lập trong suốt thời gian dài trên giàn (hơn 1 tháng).Bạn chỉ thật sự thảnh thơi,không lo nghĩ về công việc khi bạn có vacation (kì nghỉ).Tương lai khó đoán vì có thể bị đuổi bất cứ lúc nào nếu bạn phạm vào các policy (chính sách cấm nghiêm ngặt của công ty) hoặc bạn bị liên lụy vào những lỗi rất nặng do đồng nghiệp gây ra...
Đậu vào Schlumberger cũng là nỗ lực rất lớn,ít ra bạn cũng phải kiên trì,tài năng và bản lĩnh…Đây là môi trường rất tốt để rèn luyện thử thách và sức chịu đựng của con người,cả về kiến thức kĩ thuật lẫn giao tiếp và quản lý,cũng như kiếm tiền tốt…
Khoảng thời gian học và làm việc ở nước ngoài luôn là những kỉ niệm đẹp khó quên,nó làm mình trưởng thành và độc lập hơn,tự tin hơn,quen được nhiều bạn tốt và kĩ năng làm việc trong môi trường quốc tế…Bạn phải cực kì năng động,thích ứng nhanh để dễ dàng hòa nhập…Đó cũng là một trải nghiệm trong cuộc sống,đi nhiều,biết nhiều,học hỏi được nhiều và ngậm đắng nuốt cay cũng không ít…
Giàn khoan onland (khai thác khí) ở Tứ Xuyên - Trung Quốc,giàn này nằm trên những đỉnh núi cực kì cao,nơi mình đi giàn lần đầu...Việt Nam mình chỉ có giàn offshore (ngoài biển) chứ không có giàn ở đất liền
Nhìn ra xa mây giăng trập trùng
Ở nơi xa xôi,không có đường truyền Internet nên chính field engineer phải lắp đặt cái chảo thu sóng này,dùng tín hiệu vệ tinh để có thể giao tiếp báo cáo với sếp hàng ngày.